Tuy nhiên, số lượng căn hộ ít ỏi cũng như những áp lực khó khăn của nền kinh tế những tháng cuối của năm không đủ sức để nâng đỡ thị trường. Điều này khiến giao dịch trên thị trường bị hạn chế, thậm chí nhiều dự án căn hộ ở những vị trí đắc địa phải hoãn kế hoạch bán hàng do sức mua quá thấp.
Hầu hết các công ty kinh doanh bất động sản (BĐS) đang chuyển mạnh sang phân khúc nhà giá trung bình và thấp. Theo đó, nhiều dự kiến trong thời gian tới, nguồn cung ở phân khúc này sẽ tiếp tục tăng cao, và mức độ cạnh tranh được đánh giá sẽ tiếp tục khốc liệt.
|
Mặc dù đã chuyển qua phân khúc căn hộ giá trung bình và thấp nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn khó xoay xở trong tình cảnh thị trường đóng băng. |
Tại Tp.HCM, nguồn cung nhà giá thấp bùng nổ tại các quận Bình Tân, Bình Thạnh, Tân phú, Thủ Đức và quận 2, 7. Gần đây, các dự án phát triển theo đại lộ Đông Tây tăng giá khá mạnh. Một số DN như Công ty Đầu tư Năm Bảy Bảy và Công ty Cp Vạn phát Hưng nắm bắt được xu hướng và đã có những dự án nhà cho người có thu nhập thấp dọc theo trục đại lộ này.
Mới đây, ông Hoàng Ngọc Sáu, Tổng giám đốc Công ty pV power Land cho biết, dự án pV Green House tại p. Linh Tây, Q. Thủ Đức, Tp.HCM, sau 4 tháng thi công (khởi công từ tháng 7/2010) đến nay đã cơ bản hoàn thành cọc đại trà, và đang thi công phần ngầm. Công ty sẽ cung cấp ra thị trường 390 căn hộ thuộc căn hộ dự án này với giá bán khởi điểm từ 15,5 triệu đồng/m2.
Tương tự, đầu tháng Mười một, Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII) cũng đã công bố sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết với liên doanh đầu tư chung cư 155 Nguyễn Đức Cảnh, Q.5, Tp.HCM chính thức mở bán tiếp căn hộ dự án này với giá trung bình 31 triệu đồng/m2. Dự án có quy mô 18 tầng với tổng số 272 căn hộ.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án The Canary Heights (giai đoạn 2) – Guocoland cũng đang công bố bán 190 căn hộ nằm tại quốc lộ 13 thuộc Bình Dương, cách trung tâm Tp.HCM khoảng 17km… Ông Lê Tấn Hòa, Tổng giám đốc Lilama SHB nói rằng, xây dựng chung cư tại các quận ven với thiết kế căn hộ nhỏ gọn, giá bán trung bình là chiến lược của Lilama.
Còn theo nhận định của ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam, đầu tư BĐS đang có xu hướng tăng lên, do dòng tiền từ các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay USD chảy sang.
Bởi vì, những kênh đầu tư này hiện nay có nhiều rủi ro hơn khi giá vàng biến động mạnh, chứng khoán kém sôi động, trong khi đó BĐS vẫn được đánh giá là kênh đầu tư khá an toàn và thu được lợi nhuận nhất định. Đó cũng là lý do mà các DN trong nước tiếp tục bung thêm một số căn hộ để tìm kiếm thị trường.
Cầm cự, gỡ vốn, chờ thời
Dù cố gắng thay đổi trong chiến lược kinh doanh, song giới này vẫn thừa nhận, ngoài lý do lãi suất tăng vọt và vốn vào BĐS đang tắc, việc áp dụng một số chính sách mới trong lĩnh vực BĐS cũng góp phần làm tình trạng giao dịch trên thị trường này ảm đạm…
Đó là lý do vì sao một chủ đầu tư một dự án căn hộ tại quận Gò Vấp vừa quyết định hoãn việc chào bán sản phẩm vào giữa tháng 11/2010 như dự kiến, sau khi cân nhắc khả năng hấp thụ của thị trường. Theo vị giám đốc DN trên, đây là dự án căn hộ có vị trí khá tốt với giá bán rất hấp dẫn, từng được nhiều khách hàng quan tâm khi đưa ra giới thiệu cách nay vài tháng.
trước đó, một dự án căn hộ giá trung bình tại Nhà Bè (Tp.HCM) cũng tiếp tục hoãn kế hoạch bán hàng đến lần thứ hai, sau khi chủ đầu tư được một số ngân hàng hợp tác thông báo không cam kết giải ngân cho khách hàng vay mua căn hộ vào thời điểm này. Chủ đầu tư cho biết, mặc dù dự án đã xong phần móng, vốn của DN cũng đã cạn nhưng chưa biết thời điểm nào mới có thể mở bán.
Đây không phải là những trường hợp cá biệt, hàng loạt dự án căn hộ hiện đang “chết trân” khiến nhiều chủ đầu tư rơi vào cảnh dở khóc dở mếu. Chủ đầu tư một dự án căn hộ tại Nhà Bè cho biết, từng lên kế hoạch giá bán khoảng 18 – 19 triệu đồng/m2, nhưng giá công bố hiện chỉ xoay quanh 16 triệu đồng/m2 cũng không nhận được sự quan tâm của khách hàng.
Ông phạm Văn Hải, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản ACBR cho rằng, trong bối cảnh lãi suất ngân hàng lên quá cao và khó tiếp cận vốn như hiện nay, thị trường căn hộ ảm đạm là đương nhiên.
“Những người có tiền vào thời điểm này đang có nhiều chọn lựa như gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao, ôm USD… thay vì đổ một khoản tiền lớn vào BĐS khi thị trường này vẫn chưa sáng sủa trong ngắn hạn”, ông Hải nói.
Dẫu vậy, một số chuyên gia vẫn bảo vệ quan điểm thị trường BĐS vẫn là kênh đầu tư khá hấp dẫn. Họ biện chứng rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số của Việt Nam đang ở mức cao.
Đến năm 2030, dự kiến dân số sống tại Hà Nội sẽ gần 10 triệu người và tại Tp.HCM là hơn 12 triệu người. Nếu tính theo tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân 15 m2/người thì trong giai đoạn 2010-2030, hai thành phố lớn này sẽ cần phải cần thêm khoảng 160 triệu m2 nhà để đáp ứng được nhu cầu nhà ở. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để các DN trong ngành tiếp tục mạnh dạn đầu tư vào các dự án địa ốc tiềm năng.
trong khi đó, Tp.HCM sẽ phát triển theo mô hình đa trung tâm với các trung tâm mới đã được xác định là Thủ Thiêm, Nam Sài Gòn, Tây Bắc Củ Chi và Tân Kiên.
Các công trình hạ tầng giao thông hiện nay như đại lộ Đông Tây (giai đoạn 1), cầu phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm đã hoàn thành và hầm vượt sông Sài Gòn (quý I/2011), toàn tuyến đại lộ Đông Tây (quý II/2011), đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây (2013), tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đang được triển khai…
(Theo DNSG)