Là người Thủ đô

thế là 2 thôn cuối cùng của hà nội đã có điện. chỉ sau hơn 2 tháng được “cắt” về hà nội, 137 hộ dân thôn hương và thôn hội thuộc xã yên trung huyện thạch thất đã tưng bừng đón ánh sáng điện từ lưới điện quốc gia. cảnh tối tăm, hiu hắt cả ngoài đời lẫn trong lòng mỗi người dân ở đây đã được giải toả. từ nay, cuộc sống của các gia đình hai thôn đã chính thức bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền văn minh “điện hoá”.

một câu hỏi đặt ra: tại sao trước đây, suốt hơn nửa thế kỷ kể từ khi hoà bình lập lại, dòng điện quốc gia cứ chẽ nhánh đi tận đẩu tận đâu mà không chịu đến nơi này?

thật ra đây là 2 thôn thuộc loại heo hút nằm trong những xã  phía bắc huyện lương sơn tỉnh hoà bình được quy hoạch về hà nội, và được nhập vào huyện thạch thất. việc phủ kín lưới điện đến tất cả những vùng dân cư là việc làm gần như đương nhiên, không chỉ có ý nghĩa về chính trị, xã hội mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân thủ đô. với 1,7 tỷ đồng đầu tư của nhà nước, ánh sáng điện đã nhấp nháy trên toàn bộ bản đồ của hà nội mở rộng.

bên cạnh tiếng thở phào nhẹ nhõm của những người này thì lại có tiếng thở dài của những người khác. tiền đầu tư của nhà nước cũng là tiền của dân mà sao nơi dễ dàng mà nơi lại quá khó khăn. còn nhớ cách đây mấy năm, tại bến đò cà tang (quảng nam), một con thuyền cũ chở các em học sinh đi học đã bị chìm, cướp đi sinh mạng của 18 em nhỏ. những người dân ở đây đã đặt câu hỏi: tại sao người dân nhiều nơi khác được đi “cây cầu nhà nước”, “bến phà nhà nước” mà ở đây lại không có gì, kể cả “con đò nhà nước”? tại sao ở nơi khác, cây cầu hỏng đã có nhà nước sửa, chiếc phà hư đã có nhà nước thay, còn ở đây, một con đò nát đã phải đánh đổi 18 sinh linh bé bỏng?

rõ ràng là việc phân phối phúc lợi xã hội cho các vùng miền dân cư cần có sự xem xét lại. nếu không, người dân nghèo ở các tỉnh sẽ chỉ mong một ngày nào đó, mình trở thành người thủ đô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *