Nghĩ về thần thái, cốt cách Thăng Long – Hà Nội

dân ta, ai chẳng mong thủ đô hà nội vào tuổi tròn thiên niên kỷ, được tiêu biểu, được kết tụ tinh hoa trong một công trình kiến trúc-nghệ thuật hoành tráng ở tầm kỳ vĩ như một kỳ quan nhân tạo của quốc gia. tiếc là hà nội còn đang chắt chiu gom góp cho phát triển, hiện còn ngổn ngang lắm vấn đề dân sinh bức xúc, chưa thể có nguồn kinh phí lớn tác tạo công trình như thế.

nhưng có sao đâu, khi mỗi chúng ta đều đã được thừa hưởng một phần tầm cao hoành tráng cả ẩn tàng và hiển lộ của kinh đô nghìn tuổi, và rồi cháu con sẽ hoàn tất những gì chúng ta muốn làm cho thủ đô và để lại cho các đời sau, nhưng còn chưa làm được.

ngẫm ra, một công trình nhân tạo bây giờ là một biểu tượng vật chất xứng đáng với thủ đô thôi, chứ thật ra, sau nghìn năm, thần thái ẩn tàng và cốt cách có thể nhìn thấy, của thăng long – hà nội, đã thực sự là hoành tráng lâu bền.

 xin nêu vài suy nghĩ. ðất nước ta lắm núi sông, nhưng trong tâm thức nhân dân cả nước, thì nghĩa lĩnh (núi hùng, nơi có ðền thờ tổ); núi nùng, sông nhị, hồ gươm (mà mạch thiêng khởi từ núi tản tượng hình thánh tản viên) ở kinh đô, là thiêng liêng nhất. trải biến thiên, nay núi nùng trở thành vết tích đang được dò tìm. sông nhị (sông hồng, còn gọi nhĩ hà) nay không còn là huyết mạch giao thông chủ đạo nối kinh đô với nhiều vùng xuôi ngược và thông ra quốc tế.

cũng không còn là mênh mang hồng thủy ngăn binh lửa giặc ngoài, kể từ sau mùa xuân năm kỷ dậu 1789 cầu phao nhĩ hà sập đổ, nước cuốn trôi ngàn vạn binh tướng bên ngoài – và đó cũng là đạo quân gươm giáo cung nỏ cuối cùng dám phạm kinh đô. thế nên hồ gươm thiêng là nơi hội tụ tâm linh cả nước. chỉ cần một cọng sen gai gúa có thể phương hại đến loài thủy tộc, một bệ gạch lát đè lên cỏ biếc chân tháp rùa, một sự đục đẽo, khắc chữ lên cột vữa ðền ngọc sơn, một cao ốc làm xấu cảnh hồ…, là đã gây chấn động dư luận. và mỗi khi chợt thấy bóng rùa cổ kính nổi lên mặt hồ, là hàng nghìn lượt dân hà nội đổ tới chiêm ngưỡng, là nhân dân cả nước phấn chấn lên như thấy điềm báo vận lành. sức hội tụ tâm linh kỳ lạ ấy, chính là biểu tượng hoành tráng ở tầm kỳ vĩ lâu đời  của tinh thần cố kết toàn thể cộng đồng, mà lịch sử lâu dài của đất nước cho thấy đó là một giá trị vào hàng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh sinh tồn và phát triển của dân tộc chúng ta. thần thái thủ đô có lẽ là như thế.

còn cốt cách thăng long – hà nội, thì các học giả xưa nay nói rằng có được nhờ tích tụ dần dà, do kinh đô thời nào cũng là đầu não chính trị quốc gia. lại là nơi cả tài vật lẫn tài trí từ bốn phương tụ hội, đua tranh phát triển nên chọn lọc cao. là nơi nảy nở và lan tỏa văn hóa quý tộc-cung đình xưa, văn hóa chuyên nghiệp quốc gia thời đại mới. là đầu mối giao lưu văn minh-văn hóa với các nước xa gần. cốt cách ấy có cốt lõi là tinh hoa, ở trong phẩm cách con người là thông minh, trí lự, tài hoa và lịch lãm; biểu hiện ra làm ăn thì năng động, sáng tạo; trong đối đãi thì thân tình, tế nhị; trong học hỏi thì cởi mở, lọc lựa; trong thưởng ngoạn thì sành; trong ăn nói thì thanh.

ðời sống đương đại của thủ đô hiện đang trải nghiệm hàng ngày tiến vĩnh cửu là trình tụ hội và lan tỏa ấy, nhưng không còn là tự nhiên, tự phát, dần dà của nhịp độ văn minh nông nghiệp như xưa. mà là tự giác, với đường hướng và chính sách của quốc gia, của hà nội, với trí lực con người hiện đại cùng các nguồn lực vật chất mới ở thời cnh, hðh và hội nhập quốc tế. tiến trình này, một thập kỷ có thể bằng nhiều thế kỷ ngày xưa.

thần thái và cốt cách thăng long thế ấy, đã có thể làm nên những bước đi-sự kiện hoành tráng ở quy mô và ấn tượng, chấn động bởi bước qua thời vận cũ, mở ra vận hội mới cho cả quốc gia. mở đầu là cuộc dời đô của vua lý thái tổ, từ hoa lư ra thành ðại la vào mùa thu năm 1010, có bóng rồng bay chào đón, nên gọi đô mới là thăng long. các đời trần, lê, tây sơn, thăng long đều là chiến địa, đều có võ công lừng lẫy chuyển ngoặt thời vận, mở hội mừng đại thắng giữa kinh thành. thời hiện đại nhiều ấn tượng hơn. tổng khởi nghĩa 19-8-1945; tuyên ngôn độc lập mở kỷ nguyên mới 2-9-1945. ngày hội giải phóng thủ đô 10-10-1954. hội mừng ðại thắng xuân 1975. ngày nay, thủ đô hà nội thêm hoành tráng ở sứ mệnh một thủ đô quy mô đất đai ở vào hàng không nhiều thủ đô các nước trên thế giới, phải vươn tới tầm nêu gương về mọi mặt theo đòi hỏi của thời đại và kỳ vọng của toàn dân.

ông cha xưa ngay sau bước ngoặt là đã có thể bắt tay xây dựng mới. thời hiện đại, phải ba thập kỷ sau bước ngoặt 19-8-1945, hà nội và cả nước mới hầu như được bình yên mà hàn gắn vết thương chiến tranh và tạo dựng văn minh mới. vậy nên, những gì thủ đô ta làm được nhiều hơn cả, là trong chặng đường hơn 20 năm đổi mới. từ đống đổ nát do bom b52 ở an dương, khâm thiên; từ đói kém, thiếu thốn đủ điều; phố xá thì xập xệ, lắm nhà dột nát, nhập nhoạng ánh đèn dầu thay ánh điện…, đến thu nhập quốc dân trên đầu người hà nội từng đạt đến gần 1.500 usd/năm, nay quy mô dân cư do mở rộng nên tăng lớn, vẫn ở mức khá cao. ðông đảo dân thủ đô bắt đầu nghĩ tới ăn ngon, mặc đẹp, mua sắm tiện nghi bền đẹp, tu tạo cửa nhà. bên cạnh các khu đô thị mới chiếm lĩnh nhiều vùng ngoại thành, phố xá trung tâm thì trên nền chung còn khấp khểnh, đã đột khởi ít nhiều dáng vẻ đô thị hiện đại…

công tích ấy, nhiều khách nước ngoài đánh giá là “thần kỳ”. thành tựu ấy, chúng ta có thể tự hào là hoành tráng.

nhưng mới chỉ là đôi nét chấm phá khởi hình một thủ đô mà với tính cách tiêu biểu cho cả nước trong thời kỳ mới, tất  phải giàu có, hiện đại, văn minh, thanh lịch.

vào thời khắc này, từ người đứng đầu chính quyền thành phố đến mỗi người dân hà nội, vẫn đang nhức nhối, bức xúc hàng ngày trước nạn quan liêu, tham nhũng, phiền hà hành chính. sự quá tải nặng nề của hạ tầng kỹ thuật, cũng như hạ tầng xã hội ( bệnh viện, trường học, bóng mát dưới cây xanh, chỗ chơi cho con trẻ…). tai nạn và ùn tắc giao thông; phố xá ngập lụt mỗi cơn mưa trong khi nhiều khu dân cư lại khan hiếm nước sạch. rồi nạn tội phạm cùng đủ các tệ nạn ma tuý, thuốc lắc, mại dâm… lại nạn thực phẩm và môi trường không khí, nguồn nước ô nhiễm đến mức báo động. rồi sự xô bồ trong lối sống công cộng, những gì là thanh lịch hầu như chỉ còn trong ký ức người hà nội gốc. bắt đầu thấy lây lan trong một bộ phận không nhỏ dân cư, tính thờ ơ gần như vô cảm trước đời sống chung thành phố, v.v.

chưa hết. với những ai yêu hà nội, còn là niềm trăn trở trước các sản phẩm công nghệ chủ lực về nguồn thu ngân sách, mới chỉ là nồi xoong, màn tuyn, phích nước… con em nhà khá giả muốn được đào tạo ở trình độ cao, chưa trông mong gì được ở ðại học quốc gia hà nội, nên phải đi du học nước ngoài, mang theo lượng ngoại tệ mạnh không phải nhỏ… có nghĩa là hình bóng một nền sản xuất có công nghệ cao, một nguồn cung cấp nhân lực chất lượng cao hiện đại-là dấu hiệu của kinh tế tri thức, còn chưa hiện rõ.

và vẫn còn là mơ ước: thủ đô có trung tâm chất xám đẳng cấp, có thể làm ra sản phẩm chất xám đắt tiền xuất khẩu. có nguồn tài chính mạnh. có nguồn thu lớn nhờ sức hấp dẫn thế giới của di sản vốn rất phong phú và giá trị nếu được đánh thức, bảo tồn, tô điểm (mà lớn nhất là di tích hoàng thành), với phong thái du lịch thân thiện và thanh lịch tự nó đã nói lên thương hiệu.

tuy nhiên, trong tâm trạng mới yên chứ chưa vui hồ hởi, đã có thể mừng và hy vọng khi thấy đã hiện tầm nhìn xa, trông rộng. ðó là nhận thức và hình dung trước một vóc dáng thủ đô hà nội cần và có thể vươn tới trong thế kỷ sau, dẫu biết trước mắt phải vượt qua thêm những thách thức mới, khi nhà nước ta quyết định mở rộng địa giới hành chính hà nội. là quy hoạch khu công nghệ cao hòa lạc đã được chính phủ phê duyệt; tin vui mới nhất cho hay cuối năm nay thì các dự án khả thi tác tạo hạ tầng nội khu có thể được trình phê duyệt. và đề án trung tâm tài chính ngân hàng hà nội đang được tính toán, để năm 2030 có thể lên hình với ba hạt nhân ở khu vực gần hồ hoàn kiếm, tây hồ tây và bắc sông hồng. biết đâu những ý tưởng lớn khác hiện cũng đang thai nghén.

giờ đây, người hà nội hiểu rằng thời toàn cầu hóa vừa gia tăng sức ép, vừa tạo ra thời cơ và điều kiện cho các quốc gia như ta tăng tốc phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *