Trang chủ » TT – Huế: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau lũ

TT – Huế: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau lũ





Lũ rút, những xã thấp trũng như một bọc chứa các chất thải từ điểm cao đổ về, gia súc, gia cầm chết…ứ đọng tại đây. Nguy cơ các dịch bệnh tiêu chảy, đỏ mắt, cảm cúm sốt xuất huyết và các bệnh ngoài da như ghẻ lở ở tay chân… có thể bùng phát bất cứ lúc nào.



Môi trường ô nhiễm


Có mặt tại các xã vùng thấp trũng ở các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Hương Trà, Phong Điền… mặc dù nước đã rút khá nhiều, nhưng do địa bàn thấp trũng nên nước vẫn ứ đọng xuất hiện một màu đen ngòm, có mùi hôi thối… nhưng người dân vẫn phải lội bộ. Ông Nguyễn Văn Dũng ở thôn Mai Dương, xã Quảng Phước cho biết, mỗi lần lội nước như thế này về đến nhà không vệ sinh kịp ngứa ghê lắm. Do ở vùng thấp trũng, mỗi lần lũ về chất thải từ các hộ gia đình thải ra, gia súc, gia cầm chết… đều được tập trung về đây, nước lại ngâm lâu ngày thành nơi cho bọ gậy, muỗi phát triển, rất dễ gây dịch bệnh. Môi trường không đảm bảo tạo điều kiện cho các dịch bệnh phát sinh, phát tán. Những bệnh tiêu chảy, lở chân tay, sốt xuất huyết… đã và đang đe doạ cuộc sống của hàng chục ngàn hộ dân.


Lũ đi qua, nhiều xã người dân đang thiếu nước sinh hoạt do các giếng nước bị nước lũ ập vào nên không thể sử dụng được. Người dân chỉ biết đi xin nước hoặc tận dụng nước ao hồ để sử dụng tạm.



Ngăn dịch bệnh bùng phát


Trước nguy cơ dịch bệnh lây lan nhanh sau lũ, Sở Y tế TT-Huế đã phân 5 đội chống dịch cơ động, mỗi đội có 5 nhân viên. Ngoài ra, các huyện thành phố phải có 2-3 đội xử lý môi trường và chống dịch thường xuyên tại chỗ theo phương châm nước rút đến đâu vệ sinh đến đó.


Bác sĩ Hồ Ngọc Tuấn – Đội phó đội Y tế dự phòng của Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền cho biết, nước rút, Trung tâm đã cấp phèn chua cho các Trạm y tế xã để giúp người dân xử lý nguồn nước sinh hoạt. Ngoài ra, Trung tâm từng tuyên truyền cho người dân biết phải sử dụng nước sạch theo bốn khuyến cáo về bệnh tiêu chảy cấp và sáu thông điệp về an toàn thực phẩm cho người dân thực hiện. Do vậy đến ngày 7/10 tại huyện chưa có trường hợp nào nhiễm bệnh sau lũ.


Bác sĩ Tuấn cho biết thêm, đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận 12 cơ số thuốc phòng chống lụt bão để chống dịch thường xuyên gồm: Chloramin B viên, Bọ rùa để khử trùng, Korthrin, Permethrin, Icon và phèn chua để xử lý các giếng bị ngập lụt có độ trong.


Với phương châm nước rút đến đâu vệ sinh đến đó, đến cuối ngày 7/10, đơn vị sẽ tiến hành khử trùng khử độc xong 8 xã và 1 thị trấn, riêng xã Quảng Vinh, Quảng Phú do huyện đội Quảng Điền đảm nhận xử lý. Trước mắt đơn vị tiêu độc khử trùng ở các trường học, chợ và các nơi công cộng. Dự kiến sau khi hoàn thành công tác xử lý môi trường, Trung tâm sẽ tiến hành xử lý diệt muỗi, bọ gậy… gây ra sốt xuất huyết ở các xã Quảng Phước, Quảng An, thị trấn Sịa đây là những khu vực thấp trũng nước ứ đọng lâu ngày.

Banner

Có thể bạn cũng thích

Về KIẾN TRÚC.VN

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn.