Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

* theo công ty điện lực hà nội, đến sáng 4/11, trên địa bàn hà nội vẫn còn 408 trạm biến áp phải cắt điện do ngập lụt. riêng vùng “rốn nước” hoàng mai còn 84 trạm phải cắt điện. khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các huyện, thành phố thuộc tỉnh hà tây cũ (gồm thành phố hà đông, huyện thạch thất, quốc oai, mỹ đức…) còn 122 trạm. hiện tại, khu vực trạm 220 kv ba la vẫn ngập chìm trong nước. công ty điện lực hà nội nhận định, khả năng cấp điện trở lại trên địa bàn hà tây cũ là rất lâu. hiện tại, sản lượng điện cấp cho toàn thành phố chỉ đạt 14 triệu kw/h, giảm 8 triệu kw/h so với ngày 30/10. công ty điện lực hà nội tiếp tục theo dõi khả năng rút nước; giám sát hệ thống các trạm biến áp, thiết bị cấp điện… tại những nơi xảy ra sự cố nằm trong khu vực không bị ngập nước, công ty đã khắc phục kịp thời. đặc biệt, khu vực trạm bơm yên sở được ưu tiên cấp điện liên tục, đảm bảo bơm nước chống úng ngập.
 
* bắc giang: đến thời đểm này đã có 8.370 ha mùa và hoa màu bị ngập úng, 13 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn và 12 ngôi nhà khác có nguy cơ bị đổ do mưa lũ. tại khu vực k19+240 đê tả cầu thuộc xã xuân biều (huyện hiệp hòa) xuất hiện hai vết nứt. các công ty khai thác thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã huy động tổng số 282 máy bơm các loại và yêu cầu tất cả các trạm bơm hoạt động hết công suất để bơm tiêu úng cứu lúa và hoa màu. huyện việt yên đã xử lý xong sự cố kẹt cánh cống làng đầu, cống đìa vàng khu vực k7+800 thuộc đê hữu lái nghiên; huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ quân đội và sinh viên của trường cao đẳng nông-lâm (đóng trên địa bàn huyện), 600 bao tải để tổ chức chống tràn tại đê bối ở xã vân hà nhưng do nước sông dâng cao nên đê bối này đã bị tràn. tại tp bắc giang, các trạm bơm cục bộ khu vực đường tỉnh lộ 284 đang phát huy tối đa công suất để bơm tiêu úng nên đã cơ bản giải quyết được tình trạng ngập úng cục bộ tại các tuyến đường nội thị; diện tích lúa và hoa màu bị ngập úng của các xã xương giang, dĩnh kế và phường thọ xương được tiêu úng kịp thời…
 
* ninh bình đã có hơn 13.000 ha cây vụ đông bị ngập úng, trong đó có hơn 10.700 ha bị ngập sâu khó có khả năng hồi phục. trong đó, các huyện nho quan, gia viễn bị nước tràn đập vào đồng gây ngập úng từ 2.200 – 2.300 ha cây vụ đông ở mỗi huyện. huyện yên khánh có diện tích cây vụ đông đã trồng cao nhất tỉnh với hơn 5.000 ha thì có hơn 4.000 ha cây trồng trên đất 2 lúa bị ngập trắng. ngành nông nghiệp & ptnt đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh huy động hơn 1.050 máy bơm các loại để chống úng cứu cây trồng vụ đông. tỉnh chỉ đạo các ngành thống kê mức độ thiệt hại, hỗ trợ nông dân về vốn, giống cây trồng, vật tư để chuyển sang trồng các loại rau, màu ngắn ngày còn thời vụ để bảo đảm diện tích vụ đông.
 
* mực nước sông lô tại thị xã tuyên quang lên nhanh đã khiến một số điểm như đường chiến thắng sông lô, khu vực cầu chả (phường hưng thành) và phường tân quang bị ngập gây cản trở giao thông cũng như sinh hoạt của người dân.

theo báo cáo nhanh của thị xã tuyên quang, nhiều xã như ỷ la, lưỡng vượng, đội cấn, an tường đã bị ngập, đã có 312 ha lúa, 98 ha ngô, 22,3 ha rau và 5 trạm bơm của các xã này bị ngập hoàn toàn. ubnd thị xã tuyên quang đang tổ chức các lực lượng làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tổ chức trực 24/24 giờ, bố trí đủ lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xẩy ra. 4 giờ ngày 4/11, thủy điện tuyên quang đã đóng 1 cửa xả, theo kế hoạch đến 10 giờ cùng ngày sẽ tiếp tục đóng thêm 1 cửa xả nữa.

 
* nghệ an: sáng 4/11, tại nhiều vị trí trên tuyến đê tả lam đang tiếp tục xuất hiện nhiều điểm sạt trượt mái đê, nứt gần sát mặt đê và xuất hiện các hố sạt lở gần thân đê, gây nguy hiểm, đe dọa đến an toàn của đê. trong đó, đoạn đi qua huyện đô lương xuất hiện 6 điểm sạt trượt và sạt lở mái đê. tại km 3 + 300 thuộc địa phận xã tràng sơn (huyện đô lương) độ dài sạt trượt khoảng 70 m, rộng 10 m, sâu 1 m; tại km 12 + 50 thuộc địa phận xã trung sơn (huyện đô lương) có vết nứt gần sát mặt đê dài 40 m, sâu 0,4 m. đê tả lam đoạn đi qua xã hưng dũng (thành phố vinh) cũng đang xuất hiện sạt phía sông dài 5 m, rộng 3, 5 m, sâu 1,3 m tại km 94 + 00. tại các điểm sạt trượt, sạt lở và nứt gần thân đê, chi cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều nghệ an đang cử người, phương tiện trực 24/24 giờ tại những vị trí nguy hiểm.

đê tả lam là tuyến đê quốc gia duy nhất tại nghệ an, dài 104,2 km, đi qua địa bàn 5 huyện và thành phố vinh, nhiệm vụ chủ yếu là ngăn lũ sông lam, bảo vệ dân sinh, kinh tế xã hội vùng hạ du tỉnh nghệ an và tuyến đường sắt bắc nam.

 
* ubnd tỉnh bến tre quyết định trích từ nguồn ngân sách dự phòng địa phương năm 2008 gần 1 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp cho trên 140 hộ di dân đi xây dựng phát triển vùng kinh tế mới ở vùng kinh tế quốc phòng tại huyện ea súp (đắk lắk) để di dời nhà ở hoặc cải tạo nâng cấp nhà ở chống ngập lũ. mỗi hộ di dân được nhận mức tiền hỗ trợ 7.000.000 đồng. sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đang phối hợp với đơn vị chức năng và huyện ea súp tổ chức trao tiền đến cho tận tay các hộ./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *